Vải dệt thoi là gì? Đặc trưng cấu tạo và các thông số cơ bản của vải dệt thoi

Vải dệt thoi là gì? Tính chất của vải dệt thoi, các thông số vải và các ứng dụng của vải dệt thoi sẽ được nêu ra đầy đủ trong bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi nhé.

Một số kiểu dệt vải phổ biến hiện nay

Vải dệt trơn hay vải Plain

Kiểu dệt Plain là đơn giản nhất trong tất cả các kiểu dệt. Các sợi dọc và ngang cùng chi số được đan xen với nhau theo quy luật một một.

Từng sợi ngang điền trên và dưới mỗi sợi dọc, luân phiên liên tiếp, tạo ra một số lượng lớn các điểm giao nhau.

Vải dệt trơn có kết cấu mạnh mẽ và cứng, thường được sử dụng cho thời trang và vải trang trí nội thất.

Vải dệt Polin

Vải Poplin là một loại vải dệt chặt, giống như dệt phẳng, được thiết kế với kích thước bằng nhau của sợi dọc và sợi ngang. Điểm Khác biệt là với dệt phẳng hay plain là hệ sợi dọc kích thước nhỏ và nhiều hơn, chặt chẽ hơn, số lượng sợi dọc thường gấp đôi so với các sợi ngang.

Vải dệt chéo hay Twill fabric

Vải dệt chéo hay Twill fabric: Dệt chéo là một phương pháp dệt tạo ra một cấu trúc đan hình chéo trong vải.

Các loại vải chéo thường mềm hơn vải dệt phẳng do đó khả năng chống nhăn thường cao hơn nhiều so với kiểu dệt phẳng.

Twill là kiểu đan dệt với các đường sọc chéo song song (khác với kiểu dệt satin và dệt trơn). Điều này được thực hiện bằng cách đan các sợi ngang luồn qua trên một hoặc nhiều sợi dọc và sau đó luồn dưới một hay nhiều sợi dọc và lặp lại với một quy luật lệch bước giữa các hàng để tạo ra các mô hình đường chéo đặc trưng.

Sau khi đã tìm hiểu kĩ các kiểu dệt vải hiện nay, hãy cũng theo dõi tiếp theo về vải dệt thoi là gì ngay sau đây nhé

Vải dệt thoi là vải gì?

Vải dệt thoi là gì

Vải dệt thoi được tạo ra qua quá trình dệt vải trên máy dệt thoi. Trong đó, hai hệ sợi riêng biệt gọi là sợi dọc và sợi ngang được đan kết hợp với nhau để tạo thành một loại vải.  Sợi dọc (lengthwise yarns) là hệ sợi chạy từ phía sau ra phía trước của máy dệt (warp hoặc end). Hệ sợi ngang (crosswise yarns) là sợi đan từ biên này vải đến biên kia qua suốt khổ vải (Fill hoặc pick). Khung dệt là bộ phận giữ các sợi dọc ở vị trí được dự tính sẵn trong khi sợi ngang được cài thông qua nó. Sợi làm từ sợi tự nhiên như cotton, lụa và len cũng như sợi tổng hợp như nylon và polyester…đều có thể được sử dụng cho việc dệt vải.

Trong vải, sợi dọc và sợi ngang liên kết theo một quy luật nhất định gọi là kiểu dệt.

Tính chất của vải dệt thoi là gì?

Tính chất của vải dệt thoi là gì

Những kiểu vải được dệt theo kiểu dệt thoi thường tính dãn dọc và dãn ngang rất ít. Chỉ có thể co giãn ít theo hướng chéo nghiêng giữa chiều sợi dọc và sợi ngang. (Vải dệt thoi chỉ có thể dãn ngang hoặc dọc nếu được thiết kế dệt với sự tham gia của sợi có tính co dãn như Spandex hoặc Lycra…)

Cùng tìm hiểu tính chất của vải dệt thoi là gì để nắm rõ những kiến thức cần thiết trong việc sử dụng và bảo quản loại vải này nhé.

  • Vải khá dễ bị nhàu, đặc biệt với một số loại vải như cotton, lanh…
  • Độ đàn hồi cao.
  • Vải không bị quăn mép và bị tuột vòng như loại dệt kim.
  • Vải có cấu trúc khá bền và tương đối tốt.
  • Bề mặt vải tương đối khít.
  • Các hệ thống sợi dọc vuông góc với hệ sợi ngang.
  • Vải có ưu điểm là tính không bị quăn mép, không bị tuột vòng sợi.
  • Vải dệt thoi ít bị co hơn vải dệt kim.
  • Vải dệt thoi thường có biên vải rõ ràng hơn một số loại vải khác.
  • Các mẫu vải dệt thoi rất phong phú và đa dạng.

Các thông số cơ bản của vải dệt thoi là gì?

Mật độ vải

Mật độ vải dệt thoi

Mật độ vải dệt thoi là gì? Đây là một thông số quan trọng cần chú ý. Mật độ vải là số sợi vải đếm được trên một đơn vị chiều dài vải theo chiều dọc hay chiều ngang.

Ví dụ mật độ sợi của vải cotton trung bình là 18 sợi/1cm hay 45 sợi/ inche. Vải cao cấp thường có mật độ sợi từ 22 sợi/1cm hay 55 sợi/ inche trở lên. Mật độ lớn, kết hợp với sợi vải mảnh sẽ cho vải thêm mềm, mượt. Mật độ lớn với sợi vải cỡ lớn cho vải chắc, và bền.

+ Mật độ sợi dọc: Là số lượng sợi dọc trên một đơn vị chiều dài theo hướng ngang, thông thường là số sợi dọc trên 1 inch (End per inche hay viết tắt là EPI).

+ Mật độ sợi ngang: Là số lượng sợi ngang trên một đơn vị chiều dài theo hướng dọc, thông thường là số sợi ngang trên một inche (Pick per inche hay viết tắt là PPI).

Chỉ số sợi

  • Chỉ số là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của sợi trong suốt quá trình dệt. Đó một đặc trưng cấu tạo của sợi gián tiếp xác định kích thước bề ngang của sợi đó ra sao.
  • Chỉ số sợi càng lớn thì sợi càng mảnh đồng thời vải càng mỏng. Ngược lại: chi số sợi càng nhỏ thì sợi càng dày và vải càng thô.

Vải dệt thoi là gì

Ngoài ra có thể sử dụng một số thiết bị dẫn sợi giúp chỉ số sợi được dễ dàng phân bổ hợp lí như thiết bị dẫn sợi 1 dàn

Có hai hệ thống xác định chi số sợi được sử dụng: Trực tiếp và gián tiếp.

Hệ thống trực tiếp vải dệt thoi là gì?

Hệ thống trực tiếp biểu thị chi số dựa trên việc đo khối lượng trên một đơn vị chiều dài của sợi.

Chiều dài trong hệ thống là cố định.

Sợi mảnh hơn có chỉ số thấp hơn.

Những chi số chính được sử dụng là:

Chi số lớn sợi càng thô.

* Tex – khối lượng tính bằng gram trên 1000 mét

* Denier – khối lượng tính bằng gram trên 9000 mét.

* Decitex – khối lượng tính bằng gram trên 10000 mét

1 tex = 10 decitex

Hệ thống gián tiếp

Đây là hệ thống biểu thị chi số dựa trên chiều dài của sợi trong một đơn vị khối lượng của sợi.

Là hệ thống dựa trên khối lượng xác định.

Sợi mảnh hơn có chỉ số cao hơn.

Những đơn vị chính được sử dụng là:

Chi số len New = số con sợi có chiều dài 560yard trên 1 pound

Chi số bông Nec = số con sợi có chiều dài 840yard trên 1 pound

Chi số mét Nm = số Km chiều dài trên 1 Kg

Kiểu dệt

Kiểu dệt vải

Kiểu dệt cũng là một thông số quan trọng để nắm rõ được vải dệt thoi là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

  •  Kiểu dệt chính là đường dệt của sợi vải được đặc trưng bằng quan hệ tương hỗ trợ lẫn nhau giữa hai hệ thống sợi dọc và sợi ngang đan xen với nhau mà thành. Tùy theo mục đích từng kiểu dệt kết hợp với mật độ tạp cho ra vải có những hình dạng bên ngoài và tính chất sử dụng đa dạng khác nhau.
  • Điểm nổi bật: chính là vị trí mà tại đó các sợi dọc và sợi ngang chặn lên nhau:

+ Nếu sợi dọc đan lên sợi ngang thì gọi là điểm nổi dọc.

+ Nếu sợi ngang đan lên sợi dọc thì gọi là điểm nổi ngang.

Độ chứa đầy

  • Độ chứa đầy được tính bằng đơn vị phần trăm là đặc trưng cho mức độ chứa xơ hoặc sợi trên một đơn vị cấu tạo cơ bản của vải.
  • Độ chứa đầy ảnh hưởng đến tính chất của vải:

Khi độ chứa đầy của vải giảm: vải sẽ nhỏ, mềm uốn làm tăng tính chất thẩm thấu không khí và tính dẫn điện của vải.

Khi độ chứa đầy của vải tăng: sẽ làm tăng liên kết giữa các xơ sợi, tăng khối lượng và độ bền vững của vải. Nhưng lại làm cho vải có tính chất thẩm thấu không khí kém và làm giảm tính dẫn điện của vải. Khi độ chưa đầy lớn vải sẽ cứng và nặng.

  • Độ chứa đầy gồm 4 loại:

Độ chứa đầy khối lượng.

Độ chứa đầy diện tích.

Độ chứa đầy thể tích.

Độ chứa đầy thẳng.

Trọng lượng vải dệt thoi là gì

Trọng lượng vải

Nhận biết được trọng lượng vải cũng giúp chúng ta biết được chất lượng vải như thế nào đấy nhé. Để biết được trọng lượng vải dệt thoi là gì, cùng theo dõi tiếp theo đây nhé.

Trọng lượng vải là cân nặng của vải trên một đơn vị diện tích, thường là gram trên mét vuông (g/m2 hay gram per square meter GSM) hay Ounce trên yard vuông (Ounce per square yard – Oz/ yd2) thường được sử dụng trong hệ thống đo lường quốc tế.

Một loại vải gọi là nhẹ khi có trọng lượng dao động từ: 30 -150 g/m2; Gọi là trung bình khi trọng lượng dao động từ 150- 350 g/m2; Và gọi là vải nặng khi trọng lượng nặng hơn 300g/m2.

Nhìn vào trọng lượng vải, kiểu dệt và hoàn tất, có thể giúp bạn để quyết định chọn loại vải thích hợp nhất tùy theo yêu cầu sử dụng cuối cùng của nó.

Trong may mặc, người ta còn dựa vào trọng lượng vải hay vải dày mỏng để chọn chỉ may hay kim may tương ứng để phù hợp.

Thành phần vải

Thành phần vải

Thành phần vải cho chúng ta biết tính chất cơ lý hóa của sản phẩm, mức độ giá trị, tính chất sử dụng … nó còn là một yêu cầu bắt buộc phải công bố trên nhãn hàng hóa theo luật định nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Thành phần vải bao gồm tỷ lệ các thành phần xơ sợi tham gia trong vải. Xơ sợi đó có thể là xơ sợi thiên nhiên hay nhân tạo. Có thể là chỉ gồm một loại xơ sợi (Tỷ lệ 100%) hay 2, 3 … hay có thể nhiều hơn các loại xơ sợi khác nhau

Để xác định thành phần vải dệt thoi là gì, người ta có thể sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng.

  • Kiểm tra bằng trực quan hoặc dưới kính hiển vi.
  • Bằng cách đốt và nhận ra loại xơ sợi.
  • Dùng biện pháp hòa tan bằng các loại hóa chất và nhận ra dựa vào đặc điểm hòa tan của mỗi loại xơ sợi.
  • Dựa vào phổ quang học đặc trưng của từng loại xơ sợi.

Hai phương pháp tiêu chuẩn để xác định thành phần vải trong các phòng thí nghiệm kiểm định hiện nay như Intertek, BV, TUV., SGS…sử dụng đó là các tiêu chuẩn:

  • AATCC 20A cho kiểm tra định tính và
  • AATCC 20 cho kiểm tra định lượng.

Các ứng dụng của vải dệt thoi là gì?

Vải dệt thoi được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Để biết được chi tiết các ứng dụng của vải dệt thoi là gì, hãy cũng theo dõi ngay sau đây.
Vải dệt thoi được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Để biết được chi tiết các ứng dụng của vải dệt thoi là gì, hãy cũng theo dõi ngay sau đây.

 

  • Vải dệt thoi có ứng dụng rất đa dạng và phong phú trong đời sống. Ví dụ như trong: may mặc, quần áo, sinh hoạt, công nghiệp, kĩ thuật, y tế, …
  • Trong may mặc: thường được dùng rất phổ biến làm quần áo mặc bên ngoài, quần áo lót, đồ ngủ, … Ngoài ra còn những mặt hàng thời trang như giày, túi xách, … (vải bạt, vải nỉ). Các loại vải nhung, lụa, denim, kate, vải kaki, vải viscose … rất được ưa chuộng trong quần áo. Loại vải Cano thường được ưa chuộng trong quân đội.
  • Trong sinh hoạt- dân dụng: vải được dùng làm khăn trải bàn, drap giường, rèm cửa, màn, thảm nhà, lều trại, khăn lau, … và đặc biệt rất được ưa chuộng trong việc thiết kế ra những mẫu vải trang trí cho đồ gỗ. Vải còn dùng làm buồm, lều, rạp, vải vẽ, …
  • Trong y tế: vải dệt thoi thường được dùng làm những cuộn băng keo lụa để băng các vết thương trong phẫu thuật, cố định catheter, kim truyền, dụng cụ y khoa hay dùng làm túi đeo tay để cố định xương… Vải dệt thoi được tin dùng trong những trường hợp quan trọng như vậy là bởi cấu trúc chặt chẽ, độ cố định hình dáng rất tốt và độ ít co giãn của nó.
  • Bên cạnh những những loại vải thường dùng trong đời sống sinh hoạt còn có loại vải kỹ thuật có ứng dụng cực kì đa dạng mang tầm quan trọng lớn. Nó được dùng làm: lớp lót trong xe, buồm (thuyền), túi khí (oto), vải lọc, vải chắn (đê điều), vải bảo vệ (hóa chất), mái che (ga tàu lửa), vải trang trí (vì nó có độ bền cao), trang điểm, đồ chơi, giày dép, …
  • Ngoài ra vải dệt thoi còn được dùng trong những ngành công nghiệp mang tính đặc thù như ngành không gian, chế tạo tên lửa, …  Đặc biệt trong thời kì kỹ thuật công nghiệp 4.0 hiện nay, việc in 3D còn phát triển rất mạnh. Kéo theo nó là các loại vải dệt thoi cũng ngày càng có những ứng dụng đa dạng và đặc biệt hơn.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về vải dệt thoi là gì? Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin bổ ích cho các bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *