Vải Gấm là gì? Đặc điểm nổi bật của chất liệu gấm.

Sự xuất hiện của vải gấm trong những bộ chăn ga gối đệm hiện nay minh chứng cho sự yêu thích của chất liệu này trong nhiều thế kỷ qua không hề giảm sút. Vải gấm là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại mang nét cổ điển những cũng đậm nét sang trọng giúp tạo sự cuốn hút khó cưỡng cho những sản phẩm làm từ chất liệu này. Vậy vải gấm là gì? Chất liệu này có ưu điểm gì nổi trội? Hãy cùng Thế Giới Đệm Việt cùng tìm hiểu vấn đề này.

Vải gấm là gì?


Vải gấm là chất liệu có nguồn gốc tự nhiên được dệt từ sợi tơ tăm, thời xa xưa thường được các vua chúa có điều kiện mới được sử dụng trang phục được làm từ chất liệu này.

Theo thời gian, cuộc sống con người khấm khá hơn thì vải gấm được sử dụng nhiều và ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vải gấm thường được ứng dụng trong ngành may mặc như thiết kế trong trang phục như áo dài, áo bà bà, váy. Nhưng những năm gần đây vải gấm còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất chăn ga gối đệm, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ,… đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người.

 Vải gấm – chất liệu làm chăn ga gối nệm tốt nhất

Vải gấm – chất liệu truyền thống cổ điển, sang trọng

Tính đến nay, vải gấm đã có hơn 5000 năm lịch sử phát triển trên thị trường. Loại vải này được sử dụng rộng rãi ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ sau đó được truyền bá ra các nước phương Tây.

Chất liệu vải gấm trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khác nhau như vải gấm cotton, vải gấm hoa nổi, vải gấm tơ tằm, vải gấm nhân tạo,… Mỗi loại đều có đặc trưng, ưu điểm riêng của mình đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay.

Màu sắc sang trọng, đa dạng

Màu sắc thiết kế vải gấm rất đa dạng từ các màu xanh, đỏ, tím, trắng,… hay sự kết hợp tinh tế giữa các màu sắc với nhau trên cùng tấm vải mang đến sự hấp dẫn, tinh tế của sản phẩm. Đặc điểm nổi bật của chất liệu vải gấm là khả năng bắt sáng hoàn hảo đem đến những cảm nhận thị giác vô cùng tuyệt vời. Dù vải được thiết kế với bất cứ loại hoa văn nào cũng mang đến độ sắc nét, bắt mắt và vô cùng sang trọng, cuốn hút.

Không giống như chất liệu vải khác, chất liệu gấm được nhuộm màu trước khi dệt nên dù dệt ngang sợi hay ngang sợi thì màu sắc tạo nên hài hòa, đúng sắc thái màu sắc đã định sẵn. Điều này, giúp cho chất liệu gấm trở nên bắt mắt hơn khi ánh nắng chiếu vào tôn lên ánh rực rỡ, sinh động và lóng lánh của chất liệu mà không loại nào sánh được.

Hoa văn tinh tế

Trang trí hoa văn trên chất liệu vải gấm được xem là tiêu chuẩn để tạo hình trên những chất liệu dày bởi gấm được xem là chất liệu khó dệt và đan xen phức tạp nhất với nhiều công nghệ khác từ dệt nổi đến dệt thêu. Để tạo những hoa văn trên vải gấm cần đòi hỏi người thợ phải có tay nghệ cao, gu thẩm mỹ tinh tế mới tạo ra sản phẩm đẹp.

Các hoa tiết hoa văn đa dạng bằng việc sáng tạo kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại được thiết kế bố cục đối xứng, không rườm rà, phức tạp mà toát vẻ quý phái, sang trọng.

Độ bền cao

Vốn là chất liệu có độ dày cao so với các chất liệu khác và có nguồn gốc thiên nhiên nên tuổi thọ của vải gấm thường có độ bền cao hơn hẳn. Ngoài độ bền, dẻo dai của sợi vải mà màu sắc của vải gấm rất bền màu, dù có trai qua nhiều lần giặt mà không bề phai màu, bề mặt vẫn bóng mịn, giữ được thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

Giữ nhiệt tốt

Ngoài ra, độ bền cao, bề mặt bóng mịn, màu sắc tinh tế, vải gấm còn phát huy tối đa khả năng duy trì nhiệt. Bởi vậy, chất liệu gấm được sử dụng rộng rãi trong may mặc, sản xuất chăn ga gối, vỏ đệm mang lại sự ấm áp mà tôn vẻ sang trọng, cuốn hút.

Ứng dụng của chất liệu vải gấm


Sản xuất may mặc

Chất liệu vải gấm được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực may mặc. Với thẩm mỹ cao, ấn tượng cùng màu sắc đa dạng bắt mắt nên chất liệu vải gấm được sử dụng may các sản phẩm thời trang. Các sản phẩm có thể dễ dàng bắt gặp trong các trang phục quần áo đến những trang phục áo dài truyền thống, cách tân.

Sản xuất mỹ nghệ

Các mặt hàng vải gấm là loại hàng thủ công mỹ nghệ của ngành dệt truyền thống Việt Nam, được đánh giá khá cao bởi màu sắc đa dạng, họa tiết hoa văn phong phú. Bởi thế mặt hàng này được bán ở nhiều nơi như món quà giá trị được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ưu chuộng.

Sản xuất chăn ga gối đệm

Không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực may mặc mà vải gấm được phát huy tối đa ưu điểm trong những bộ chăn ga gối đệm, mang đến giấc ngủ ngon tôn lên vẻ sang trọng. Không chỉ là những bộ chăn ga gối đệm đơn thuần giúp hỗ trợ tốt cho sức khỏe mà là vật trang trí không gian phòng ngủ.

– Đệm: Ứng dụng thành công của chất liệu gấm trong việc làm vỏ bọc cho những chiếc đệm bông ép, đệm lò xo cao cấp của nhiều các thương hiệu nổi tiếng như Sông Hồng, Hanvico, Everon, Canada,… Những chiếc đệm bông ép vải gấm, đệm lò xo vải gấm được người tiêu dùng ưa chuộng bởi độ bền cao, mềm mịn và đẹp mắt.

– chăn ga gối: Không chỉ sử dụng sản xuất vỏ đệm, vải gấm được các thương hiệu đưa vào sản xuất chăn ga gối cao cấp như chăn ga gối Hanvico, Everon, Everhome,… Với những bộ chăn ga gối cao cấp được thiết kế đậm chất cổ điển những cũng không kém phần sang trọng, đẹp mắt.

Cách vệ sinh, bảo quản chất liệu vải gấm


Để đảm bảo độ bền cao, màu sắc luôn sách đẹp bạn nên nhớ rằng cần bảo quản, vệ sinh sản phẩm đúng cách. Với chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn vệ sinh, bảo quản chúng luôn được như mới.

Chỉ được giặt bằng tay 

Mặc dù vải gấm có độ bền tương đối tốt, nhưng để luôn giữ được màu sắc tươi sáng và bền mãi với thời gian, khi cần vệ sinh bạn nên giặt bằng tay, tuyệt đối không dùng máy giặt. Ngoài ra không nên sử dụng những loại xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh mà chỉ nên dùng xà phòng trung tính, dịu nhẹ.

Chất liệu vải gấm hoa trang nhã

Chất liệu vải gấm hoa trang nhã dễ sử dụng

Không dùng chất tẩy rửa 

Không những thế các loại chất có tác dụng tẩy rửa mạnh cũng cần tránh sử dụng vì nó có thể làm vải mau bạc màu và xuống cấp. Đặc biệt khi giặt không nên dùng bàn chải chà xát mạnh mà chỉ nên vò nhẹ nhàng.

Giặt ở nhiệt độ nước vừa phải

Bên cạnh đó cũng không nên dùng nước lạnh hay nước quá nóng để giặt sẽ làm vải bị mất độ bóng trên bề mặt hoặc co rút lại không giữ nguyên như phom dáng ban đầu. Cho nên có thể nói nhiệt độ thích hợp nhất để giặt và làm khô chất liệu này là khoảng 30 độ C.

Hơn thế nữa khi phơi nên lộn mặt trong ra ngoài nhất là với những loại gấm có lớp lót trên bề mặt cotton hoặc lụa.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *